Cho phép người Do Thái cầu nguyện tại Núi Đền: Khi Bộ trưởng có quyền hơn cả chính sách?
  • Home/
  • Tin Quốc Tế/
  • Cho phép người Do Thái cầu nguyện tại Núi Đền: Khi Bộ trưởng có quyền hơn cả chính sách?
Tin Quốc Tế

Cho phép người Do Thái cầu nguyện tại Núi Đền: Khi Bộ trưởng có quyền hơn cả chính sách?

Theo quy định, người Do Thái không được phép tham gia hoạt động cầu nguyện tại “Núi Đền” (Jerusalem) - thánh địa tôn giáo thường xảy ra tranh chấp với người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Mặc dù chính sách Israel đã ban hành lệnh hạn chế, hành động gần đây của Bộ trưởng An ninh nước này có dấu hiệu đi ngược lại.

Núi Đền là cơ sở thờ cúng tôn giáo ở Jerusalem (thủ đô Israel), nơi đây lưu giữ nhiều di tích tôn giáo lâu đời của cả Do Thái giáo, Cơ Đốc và Đạo Hồi. Thông tin từ J Street - Tổ chức vận động chấm dứt xung đột Ả Rập - Israel và Israel - Palestine có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong khi người Do Thái xem đây là “thánh địa” thiêng liêng, người Hồi giáo lại gọi “Núi Đền” là “Haram-al Sharif” và thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động thờ cúng theo Đạo Hồi.

Cho phép người Do Thái cầu nguyện tại Núi Đền: Khi Bộ trưởng có quyền hơn cả chính sách?

Núi Đền ở Jerusalem (Nguồn: Arab Center Washington DC)

Trong nhiều năm qua, những tranh cãi liên quan đến địa điểm linh thiêng này gây ra không ít tranh cãi, thậm chí dẫn đến căng thẳng xung đột giữa các bên. Kể từ năm 1967, quân đội Israel tiến vào và kiểm soát toàn bộ Jerusalem, sau đó được Israel chính thức sáp nhập năm 1980.

Thủ tướng Israel khi đó đã quyết định để Jordan tiếp tục quản lý các vấn đề tôn giáo tại Núi Đền thông qua một quỹ tôn giáo Hồi giáo gọi là “Waq” nhằm giảm bớt căng thẳng và duy trì sự ổn định khu vực.

Thông tin từ Trung tâm Công vụ Jerusalem (Jerusalem Center for Public Affairs), bên cạnh đó, để bảo vệ hiện trạng tôn giáo, Chính quyền Israel cũng duy trì các hạn chế, không được phép người Do Thái thờ cúng công khai tại Núi Đền. Thay vào đó, họ chỉ được phép vào tham quan, thăm viếng nơi này.

Chính sách trên gây ra nhiều tranh cãi và căng thẳng giữa các cộng đồng tôn giáo. Liên tiếp từ năm 1990, 2000, 2017, 2021 đã ghi nhận không ít vụ xung đột giữa người Do Thái và người Hồi giáo xảy ra tại khu vực này.

Đáng quan ngại hơn, khi sự thúc đẩy xung đột là đến từ các cá nhân thuộc Chính quyền Israel, điển hình như trường hợp của Bộ trưởng Bộ An ninh nước này (Ministry of National Security) - ông Itamar Ben Gvir.

Theo thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao (Department of State, viết tắt: DOS) Hoa Kỳ đăng tải ngày 13/8 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Antony J. Blinken cho biết, Washington, D.C kiên quyết phản đối chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben Gvir đến Núi đền (Temple Mount) cùng ngày.

Cho phép người Do Thái cầu nguyện tại Núi Đền: Khi Bộ trưởng có quyền hơn cả chính sách?

Bộ trưởng Bộ An ninh Israel Itamar Ben Gvir (Nguồn: Youtube “Ministry of National Security”)

Động thái này liên quan đến chuyến đi và tuyên bố của người đại diện cơ quan an ninh Israel ngày 13/8 tại khu vực Núi Đền. Theo truyền thông nước này, tại cuộc gặp người dân và truyền thông địa phương ở đây, ông Itamar Ben Gvir đã bác lời khẳng định của Thủ tướng Benjamin Netanyahu (rằng việc cầu nguyện của người Do Thái trên Núi Đền vẫn bị cấm). Vị Bộ trưởng này còn tuyên bố, chính sách của ông cho phép người Do Thái được tự do cầu nguyện và chỉ giải thích rằng: “Đó là chính sách của tôi” (It’s my policy).

Cũng theo truyền thông, ông Josep Borrell là người thường xuyên thể hiện quan điểm ủng hộ việc thay đổi “nguyên trạng” (Status Quo) thánh địa trong các chuyến thăm.

Ngay lập tức, không chỉ bị Hoa Kỳ mà nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới cũng đã lên tiếng.

Một bài đăng trên “X” của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell ngày 13/8, đại diện Liên minh cho biết, EU lên án mạnh mẽ “sự khiêu khích” (provocations) của Bộ trưởng Israel Ben-Gvir. EU nhắc lại lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo Hội đồng châu Âu (European Council) duy trì nguyên trạng và tôn trọng vai trò của Jordan.

Trong khi đó, Văn phòng Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (United Nations) cùng ngày cũng có thông cáo báo chí phản đối mọi nỗ lực thay đổi hiện trạng bên trong các địa điểm linh thiêng. Tổ chức này nhấn mạnh, Núi Đền cũng giống các địa điểm linh thiêng khác ở Jerusalem, cần được duy trì tự nhiên và được các nhà chức trách tôn giáo hiện tại (Jordan) kiểm soát.

DOS trích dẫn phản hồi từ Văn phòng Thủ tướng Netanyahu nêu rõ, hành động của Bộ trưởng Ben Gvir không phù hợp với chính sách của Israel. Trên cơ sở đó, phía Washington, D.C. trông cậy Chính phủ Israel sẽ ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng tái khẳng định cam kết duy trì nguyên trạng lịch sử và phản đối các bước đi đơn phương phản tác dụng, làm suy yếu an ninh Israel.

Kelvin Huynh

 

Bình luận