Cần tăng cường bảo vệ trẻ em trước bệnh sởi
  • Home/
  • Sức khỏe/
  • Cần tăng cường bảo vệ trẻ em trước bệnh sởi
Sức khỏe

Cần tăng cường bảo vệ trẻ em trước bệnh sởi

Ngày 15/08, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các phụ huynh tăng cường biện pháp bảo vệ trẻ em trước bệnh sởi - một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm.

Từ sau đại dịch COVID-19, nhiều gia đình vẫn chưa thực hiện tiêm vắc xin sởi nhanh chóng và đầy đủ. Tỉ lệ tiêm chủng giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến dịch sởi lan rộng tại nhiều quốc gia đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người, đặc biệt là trẻ em. Theo thống kê, trên 95% các trường hợp mắc sởi chưa được tiêm chủng hoặc chỉ tiêm 1 mũi vắc xin sởi. Chính vì thế, phương pháp hiệu quả, an toàn, nhanh chóng nhất hiện tại vẫn là tiêm ngừa vắc xin sởi đủ liều, đúng hạn. Một liều vắc xin sởi khi tiêm dưới 1 tuổi có hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với vi rút. Hai liều có hiệu quả bảo vệ khoảng 95-97%.

Cần tăng cường bảo vệ trẻ em trước bệnh sởi

Hình ảnh ban sởi ở trẻ em

Được biết, sởi là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi virus thuộc họ Paramyxovirus vô cùng nguy hiểm, có thể phá hủy trung bình 40 loại kháng thể trong cơ thể người. Không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính, căn bệnh này còn gây viêm nhiễm thần kinh, rối loạn cơ, hệ vận động, ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trên cơ thể. Đáng chú ý, sự tổn thương của các cơ quan có thể kéo dài. Thậm chí đã xuất hiện trường hợp kéo dài vĩnh viễn như viêm não, viêm màng não, mù lòa.

Cần tăng cường bảo vệ trẻ em trước bệnh sởi

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin sởi. Nguồn: Trang fanpage Bộ Y tế

Năm 2014, nước ta xảy ra dịch sởi qui mô lớn khiến gần 140 trẻ nhỏ tử vong, trên 500 trường hợp bị biến chứng viêm não sau khi nhiễm sởi. Virus sởi lây lan rất nhanh và dễ dàng qua đường hô hấp. Người mắc sởi có thể lây bệnh cho người khác từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban. Nếu một người mắc bệnh sởi, 90-95% những người tiếp xúc gần mà chưa có có miễn dịch chống lại sẽ nhiễm bệnh.

Quốc Trung

 

Bình luận