Bất chấp Ukraine và ICC kêu gọi bắt giữ, Tổng thống Nga vẫn đến thăm Mông Cổ
  • Home/
  • Tin Quốc Tế/
  • Bất chấp Ukraine và ICC kêu gọi bắt giữ, Tổng thống Nga vẫn đến thăm Mông Cổ
Tin Quốc Tế

Bất chấp Ukraine và ICC kêu gọi bắt giữ, Tổng thống Nga vẫn đến thăm Mông Cổ

Tổng thống Nga đang có chuyến đi đến Mông Cổ (Mongolia) theo lời mời của người đồng cấp Ukhnaagiin Khurelsukh. Với hoạt động ngoại giao lần này của ông Vladimir Putin, Ukraine và Tòa án Hình sự Quốc tế đã yêu cầu Mongolia thực hiện lệnh bắt giữ theo phán quyết trước đó.

Thông tin đăng tải trên trang của Tổng thống Nga (President of Russia) ngày 2/9 cho biết, ông Vladimir Putin đã có mặt tại Ulan Bato (thủ đô Mongolia) tham dự lễ kỷ niệm 85 năm chiến thắng chung của quân đội Liên Xô (Nga hiện nay) và Mongolia trước quân đội Nhật Bản trên sông Khalkhin Gol.

Sự kiện này còn được gọi với cái tên khác là “Trận chiến Khalkhin Gol” (Battles of Khalkhin Gol), kéo dài từ ngày 11/5 - 16/9/1939. Xung đột quân sự giữa Liên Xô và Nhật Bản gần biên giới Mongolia - Nhật Bản chủ yếu diễn ra ở khu vực sông Khalkhin Gol. Căng thẳng giữa hai quốc gia bắt đầu khi Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu năm 1931, đồng thời chuyển hướng quân sự sang các vùng lãnh thổ giáp ranh Liên Xô.

Dưới sự chủ huy của Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô khi đó - ông Georgy Zhukov, xung đột đã phát triển thành một cuộc tấn công quy mô lớn giữa chiến tranh Xô - Nhật. Kết quả phe Liên Xô giành chiến thắng và phía Nhật Bản phải ký một thỏa ngừng bắn và rút quân vào tháng 9/1939.

Mặc dù Liên Xô chính thức tan rã từ năm 1991, tiền thân của quốc gia này là Liên bang Nga vẫn duy trì hoạt động đối ngoại tích cực với Mongolia. Đôi bên nâng cấp quan hệ hữu nghị lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện không thời hạn kể từ năm 2019.

Bất chấp Ukraine và ICC kêu gọi bắt giữ, Tổng thống Nga vẫn đến thăm Mông Cổ

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Mongolia ngày 2/9 (Nguồn: President of Russia)

Quay lại cuộc hội đàm ngày 2/9/2024 giữa Nga và Mongolia, tại cuộc hội đàm, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukhnaagiin Khurelsukh đã  thảo luận về triển vọng phát triển trong quan hệ song phương. Đồng thời, người đứng đầu hai nước cũng trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực hiện nay quan tâm, sau đó tiến hành ký kết một số văn bản hợp tác.

Ông Putin cũng dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Mongolia Dashzegve Amarbayasgalan và Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene.

Trước đó vào ngày 30/8, quốc gia đang có xung đột trực tiếp với Moscow ở chiến trường Gaza - Ukraine đã có tuyên bố liên quan đến chuyến đi lần này của ông Putin đến khu vực Đông Á.

Cụ thể, Bộ Ngoại giao (Ministry of Foreign Affairs) Ukraine hy vọng, Chính phủ Mongolia cần biết, ông Vladimir Putin là “tội phạm chiến tranh” (war criminal). Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court, viết tắt: ICC) - nơi được chính quyền Ulan Bato công nhận đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga vào tháng 3/2023 vì cáo buộc liên quan đến cưỡng ép chuyển giao trẻ em Ukraine bất hợp pháp về Nga.

Bất chấp Ukraine và ICC kêu gọi bắt giữ, Tổng thống Nga vẫn đến thăm Mông Cổ

Bộ Ngoại giao Ukraine yêu cầu Mongolia thực hiện lệnh bắt giữ theo phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (Nguồn: Ministry of Foreign Affairs of Ukraine)

Cơ quan ngoại giao Kyiv (thủ đô Ukraine) nói rằng, tội bắt cóc trẻ em chỉ là một trong số nhiều tội ác mà ông Putin và phần còn lại của giới lãnh đạo quân sự cũng như chính trị nước Nga phải bị xét xử. Ukraine nhấn mạnh rằng, những cá nhân này có tội trong cuộc chiến xâm lược, chống lại người dân nước này, bao gồm: Giết người, hiếp dâm, cướp bóc, Ukraine, pháo kích vào cơ sở hạ tầng dân sự ,...

Trên cơ sở đó, Ukraine kêu gọi Mongolia thực hiện bắt giữ và chuyển ông Putin đến trụ sở ICC tại The Hague. Cũng trong ngày 30/8, tờ mạng truyền hình RT (Nga) cũng dẫn lời phát ngôn viên của  ICC nhắc lại lệnh bắt giữ.

Ở chiều hướng ngược lại, khi được hỏi về mức độ đe dọa đối với lệnh bắt giữ, truyền thông châu Âu (france24) trích dẫn tuyên bố của Điện Kremlin (nơi làm việc của Tổng thống Nga) cho biết, Moscow không công nhận quyền tài phán của ICC. Mặc dù Mongolia là thành viên ICC, phía Nga không lo ngại và đặt trọn tin tưởng vào đối tác.

Mông Cổ trở thành bên ký kết Hiệp ước Rome (Rome Treaty) của ICC vào tháng 12/2000. Theo hiệp ước này, bất kỳ quốc gia nào trong số 124 quốc gia thành viên đều phải tuân thủ phán quyết của Tòa án, bao gồm lệnh bắt giữ ông Putin, nếu Tổng thống Nga đặt chân đến lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên, ICC hiện chưa có lực lượng cảnh sát riêng mà phải dựa vào sự hợp tác của các quốc gia thành viên để thực hiện lệnh bắt giữ.

Kane Nguyen

Bình luận